Thiên hạ bàn tán cái Khôn cái Dại rất nhiều.
Có nhiều khi mình đi tới chỗ nào đó đông, mình muốn chứng tỏ mình Giỏi, mình muốn chứng tỏ mình Hay, mình thể hiện - biết đâu đó lại thành dở vì người ta biết hơn mình.
Người Khôn người ta không có nói, tới chỗ lạ người luôn luôn lùi một bước - để những người ở đó người ta làm sao thì mình làm vậy, có nhiều khi mình làm thậm chí còn làm sai.
Người mà lúc nào cũng nói "Cái này dễ mà, cái gì tui cũng biết" mà biết đâu tới lúc thì cái mình biết thậm chí dở hơn người khác.
Người Khôn thì im lặng nhưng không phải nguy hiểm mà không nói, mà là bởi không biết sự việc như thế nào thì nên lắng nghe. Cái gì biết tường tận hãy nên nói kẻo nói trật nói sai thành ra nói dại
Ví dụ như: "tôi nghe người ta nói..." nhưng khi mình nói lại là sai bởi mình nghe người ta nói mình không có kiểm chứng, mình đâu có biết sự thật như thế nào. Mình nên cẩn thận cái đó vì chứng tỏ mình khôn hóa ra mình dại
Chữ "Dại" nghĩa là chúng ta không rõ vấn đề, lúc nào nói lúc nào ngừng, lúc nào lên tiếng, lúc nào im lặng. Nên người xưa nói "Khôn cũng chết, Dại cũng chết, Biết là sống"
Chữ "Biết" theo người xưa là "Hiểu", theo nhà phật là "Khéo sống"
Biết mà không Khéo dễ chuốc thù gây oán: ví như có chuyện mình biết nhưng nói ra không hay thì mình không nói, nói ra không có lợi. Vì vậy Biết còn nghĩa là Biết có nên nói hay không chứ không phải chuyện gì cũng nói.
Khôn không có nghĩa là lấn át người khác, sống không có Đức
Trong câu chuyện có hai nhân vật
Sói với Cò bản chất khác nhau
Dại khôn khó định biết bao
Trong khôn có dại làm sao lọc lừa
Người chậm tiến thường khôn như Sói
Thích lợi mình ghét nói nghĩa nhân
Mấy khi phải quấy cân phân
Miễn ta được việc được phần ta thôi
Kẻ tiến hóa chỉ lo phục vụ
Giúp đỡ người ấp ủ tình thương
Chẳng màng tính toán đo lường
Không đặt điều kiện xem thường lợi riêng
Hãy kiểm thảo mình Cò hay Sói
Ráng lắng nghe tiếng nói lương tâm
Đắn đo tránh khỏi sai lầm
Nguyện thực hiện niềm vui trên con đường phụng sự
(Làm ko so ko tính mới là người tiến bộ, mới là người vô lượng, vô biên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét